Giá trị dinh dưỡng của cây măng tây
Trước khi tìm hiểu tác dụng của cây măng tây, hãy cùng xem qua những thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé.
Theo FoodData Central Search Results, trong khoảng 100g cây măng tây đã được chế biến có chứa:
- Năng lượng: 20 kcal
- Chất béo: 0,12 gam
- Carbohydrate: 3,88 gam
- Natri: 2 mg
- Protein: 2,2 gam
- Chất xơ: 2,1 gam
- Đường: 1,88 gam
- Vitamin và khoáng chất: như vitamin K, vitamin B12, vitamin B6, vitamin A, kẽm, kali,…
Tác dụng của cây măng tây đối với sức khỏe
Một số tác dụng của cây măng tây đối với sức khỏe có thể kể đến như sau:
Chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân
Phân tích thành phần hóa học của cây măng tây, các nhà dinh dưỡng đã phát hiện ra một chất có tên gọi là glutathione. Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại của tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, đồng thời giúp cải thiện các dấu hiệu lão hóa da ở phụ nữ tuổi trung niên như xuất hiện vết nhăn, tàn nhang, đồi mồi,…
Do đó, thay vì sử dụng các loại mỹ phẩm được pha trộn hóa chất độc hại, chị em có thể tăng cường ăn măng tây để giúp níu giữ tuổi xuân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Cây măng tây có tác dụng gì? Loại thực phẩm này có chứa nhiều folate (vitamin B9) giúp cho thai kỳ khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như nứt đốt sống.
Trong 100 gam măng tây cung cấp 52 mcg, đáp ứng khoảng 22% nhu cầu folate hằng ngày của phụ nữ mang thai. Việc thiếu folate trong thời kỳ mang thai có thể sẽ dẫn nhiều biến chứng cho trẻ, như dị tật về thể chất, mất kiểm soát nhu động ruột và bàng quang, trẻ gặp khó khăn trong việc học.